Theo lý thuyết thì để giải quyết căng thẳng của t-square, ta cần tập trung phát triển đỉnh t-square. Đỉnh t-square tốt thì sẽ kéo cả cái t-square tốt lên theo.
Tuy nhiên, vì bản chất của góc vuông là gây ra ngáng trở, căng thẳng (cao hơn cả góc đối đỉnh), nên nếu chỉ nói "tập trung phát triển đỉnh t-square" thì sẽ khá là chung chung, dễ khiến khách thấy mâu thuẫn và khó thực hiện nữa, cho dù ta có liệt kê rõ các hướng để tập trung cho cái đỉnh ấy ra sao.
Ví dụ một người có đỉnh t-square ở nhà 3, đáy là nhà 12 và nhà 6, nếu khuyên họ cứ lao đi trải nghiệm hóng hớt thông tin đi, cứ vô lại thích gì làm nấy đi, thì sẽ dẫn đến tình trạng nhà 6 thấy bản thân vô dụng (phung phí thời gian mà không cống hiến được gì), và nhà 12 thấy mệt mỏi không được nghỉ ngơi do suốt ngày đi hóng chuyện thiên hạ.
Vì thế nên để đưa ra được gợi ý cụ thể hơn cho ý "phát triển đỉnh t-square", mình cần đi sâu hơn tí vào bản chất: xử lý 2 góc vuông. Cách xử lý căng thẳng của góc vuông là tìm điểm chung. Tức là thử tìm những con đường để cả hai đầu góc vuông đều được thoả mãn hài lòng.
Khi ghép cả phần trên lại với nhau thì mình có luận giải: cách để giải quyết căng thẳng của t-square là tìm điểm chung giữa đỉnh t-square và 2 đáy, từ đó mới phát triển đỉnh theo các hướng có điểm chung ấy.
Thật ra về bản chất thì nó không khác lý thuyết gốc "tập trung vào đỉnh t-square" là mấy, vì khi một cá nhân tập trung phát triển đỉnh t-sqr thì sẽ bị buộc phải thử nhiều con đường khác nhau để giải quyết căng thẳng nội tâm, và thử chán thì cũng đến lúc tìm được con đường có nhiều điểm chung giữa các điểm trong t-sqr nhất, phù hợp nhất thôi. Chẳng qua reader có thể thu ngắn thời gian vật lộn của khách bằng cách chỉ ra luôn các hướng giải quyết cụ thể.
Với chiếc t-square 3-6-12 ở trên thì có thể luận là: làm các công việc/ hoạt động từ thiện/ cống hiến/ tâm linh/ v...v...(6 và 12) giúp mình mở rộng trải nghiệm và các mối quan hệ (h3), say no với các công việc tù túng ít cơ hội khám phá trải nghiệm quen biết cũng như các hoạt động tự kỉ giam mình trong phòng... Tập trung vào đỉnh t-square tức là dùng đáy nuôi đỉnh, các hoạt động ở đáy phải hướng về phía đỉnh, để phát triển cái đỉnh ấy.
Tương tự thì với t-square đỉnh H10, đáy H1-7 => tạo dựng thương hiệu cá nhân, tìm kiếm partner tốt cho danh tiếng hình ảnh của mình, v...v...