Chiêm tinh là gì? Năng lượng chòm sao hoàng đạo? Cung Mặt Trời, Mặt Trăng moon sign hay AC ( cung mọc)? Các góc chiếu? Hay tâm lý học?
Mình cũng ko thể và ko nên trả lời thay, mỗi người nên tự rút ra định nghĩa phù hợp với mình. Mình chỉ muốn kể cho các bạn một câu chuyện về thuở ban đầu của vật lý thiên văn và mối liên hệ với chiêm tinh học.

Những ngày đầu của môn vật lý thiên văn, sau này tách hẳn ra thành chuyên ngành thiên văn học riêng, các nhà khoa học với đại diện tiêu biểu là Ptolemaios tin rằng Trái Đất là trung tâm vũ trụ.
Bước ngoặt quan trọng làm đảo lộn ngành thiên văn chính là phát hiện ra rằng Trái Đất chẳng phải trung tâm nào hết. Nó đang quay quanh Mặt Trời. Những khám phá sau này như Mặt Trời là một ngôi sao cỡ trung bình nằm ở rìa cánh tay giải Ngân Hà
Mà giải Ngân Hà cũng chỉ là một trong hằng trăm Thiên Hà, chưa kể hàng mớ những vật thể vũ trụ và vật chất tối mới là thứ chiếm lĩnh hầu hết không gian. Vũ trụ được tin rằng đang giản nở. Nhưng từ đâu? Người ta hay các nhà khoa học ko biết vì ko xác định được cái gọi là 'tâm vũ trụ'.
Họ biết và chúng ta tin là có một vụ nổ Big Bang và từ đó vũ trụ hình thành. Nhưng địa điểm vụ nổ chính xác là ở đâu? Tọa độ nào? Câu trả lời chính là ko có đủ dữ liệu để xác định, aka chính là hiện tại ko biết.
Bước ngoặt Trái Đất quay quanh Mặt Trời quan trọng và ấn tượng vì nhận thức ấy được đánh đổi bằng tù tội và mạng sống. Nhân tiện, người bị giam và ra tòa là Galileo nhưng người đầu tiên tuyên bố là Bruno.
Câu chuyện vì sao vì tuyên bố Trái Đất quay quanh Mặt Trời mà bị ra tòa thì hãy hỏi lịch sử Giáo hội và thời Trung Cổ. Sau này giới thiên văn định ra mô hình vũ trụ Nhật Tâm, dù Mặt Trời như nói trên cũng ko phải tâm vũ trụ, nên Nhật tâm ở đây là tâm của hệ thành tinh mà Trái Đất ở trong đó. Và họ cũng gọi mô hình trước là mô hình vũ trụ Địa Tâm.
Mô hình vũ trụ Địa Tâm có giá trị khoa học nhất định của nó. Một trong những giá trị đó chính là cho thấy chuyển động biểu kiến, chuyển động nhìn thấy từ vị trí Trái Đất nhìn lên bầu trời. Nhờ điều này, việc phát hiện các vật thể mới trên bầu trời dễ dàng hơn và tránh bị nhầm lẫn hơn.
Môn Chiêm Tinh Học lấy mô hình vũ trụ Địa Tâm làm cơ sở để luận đoán. Các bạn có tự hỏi là sao những con người thông minh và nối kết được với năng lượng vũ trụ lại chọn một mô hình 'lạc hậu' để dùng ko? Mình đồ là kiến thức của họ về thiên văn học hay vũ trụ học có khi còn cao hơn một bậc các nhà Thiên văn. Họ chọn mô hình Địa Tâm là có lý do.
Trong khi thiên văn học hay vật lý nói chung là ngành nghiên cứu khoa học đặt nghiên cứu vật thể làm trung tâm (à, có nhánh nghiên cứu sự sống ngoài vũ trụ nữa, nhưng sự sống nói chung nha mấy bạn, đó có thể là dấu hiệu của nước, băng chứ chưa phải sinh vật, đừng nói đến con người. Quên mấy tiểu thuyết và phim Khoa học giả tưởng đi). Chiêm tinh học là ngành nghiên cứu mối quan hệ giữa con người và vũ trụ. Mà chỗ nào theo chúng ta biết hiện nay có con người, là Trái Đất ạ.
Con người đang sống trong Trái Đất và nhận tác động từ vũ trụ chạy truyền qua bầu khí quyển Trái Đất hay chính là chạy qua một phần năng lượng Trái Đất. Các bạn đừng có quên là Mặt Trăng tác động vào nước trên Trái Đất, từ thủy triều đến nước trong người chúng ta, cũng đừng quên mấy cơn bão Mặt Trời vẫn khiến từ trường trên Trái Đất thay đổi nhé. Năng lượng ko phải chỉ là mấy thứ nhìn thấy được bằng mắt đâu.
Nếu bạn nhìn vào ảnh chụp hồng ngoại từ trường Mặt Trời tỏa ra, sẽ thấy nó tác động như thế nào đến không gian xung quanh. Mà một cái này gần gũi thôi, bạn có 'thấy' điện ko? Điện ấy, ko phải bóng đèn nhà bạn đang sáng, quạt đang chạy đâu. Nhân tiện thì nước là cảm xúc và từ trường có thể hiểu là thần kinh. Bạn nào không tin có thể tìm đọc cuốn sách kể về thí nghiệm tinh thể nước có cảm xúc của người Nhật.
Như nói ở trên, trong vũ trụ còn nhiều những vật thể chưa biết. Chúng có tác động đến không gian xung quanh ko? Có chứ. Có tác động đến Trái Đất không? Có chứ. Chỉ là do khoảng cách gần xa với Trái Đất, do kích thước và năng lượng tự thân của nó mà tác động mạnh nhẹ khác nhau. Nhìn từ Chiêm tinh học thì chính là độ ẩn hiện khác nhau, tức là ý thức của ta về chúng khác nhau. Rồi chúng ta sống trong Trái Đất chứ ở đâu mà ko bị tác động?
Vậy nên, bạn tin khoa học thì cứ tin. Nhưng bạn cũng có lẽ nên hiểu thêm rằng khoa học không phải là toàn bộ thế giới, và càng không phải là toàn thể vũ trụ này. Các nhà Chiêm tinh vẫn đang cùng nhiều ngành huyền học khác ngày ngày tìm hiểu về vũ trụ và cách tương tác vũ trụ tới con người thông qua cách của họ.